Nếu bạn là một người đi xe đạp mới đến Hà Nội hoặc mới làm quen với xe đạp đường trường ở thành phố vì hòa bình này, bạn nên biết một điều trái ngược với suy nghĩ của nhiều người,
đạp xe quanh Hà Nội là một trải nghiệm cực kỳ thú vị.
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại địa hình đa dạng, từ những ngọn đồi nhấp nhô xung quanh, những hồ nước tuyệt đẹp, những cung đường bằng phẳng và một số đỉnh núi cao trên 1000m,...
Early morning rollout over the Red River.
Nếu bạn đã đến Việt Nam, bạn sẽ phải thừa nhận nơi đây là một vùng đất đẹp mê hồn, những con đường hoang sơ, những con dốc ngoằn ngoèo vô tận với độ dốc lên tới 20%. Nhưng chúng tôi sẽ không đề cập tới những cung đường như đèo Hải Vân, những con dốc Đà Lạt, hay những sườn nùi sừng sững ở phía bắc Việt Nam.
Nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có độ cao từ 0-10m so với mực nước biển trung bình và có khí hậu nhiệt đới ôn hòa đặc trưng của miền Bắc Việt Nam với mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa ẩm từ tháng 5 đến tháng 10. Các tháng từ tháng 6 đến tháng 8 thường là nóng nhất và ẩm ướt nhất. Mùa hè thường nóng và ẩm ướt, còn mùa đông lạnh và hanh khô nhưng cung cấp một nền nhiệt độ tốt cho chuyến đi cả ngày.
Địa hình của Hà Nội khá đơn giản
Địa hình của Hà Nội khá đơn giản. Thành phố nằm gọn trong hình nón phù sa của châu thổ sông Hồng và bắt nguồn từ vùng đồng bằng phì nhiêu. Đá granit Muscovite và Đá đỏ núi lửa tạo nên các khu vực đồi núi ở phía Bắc và phía Tây Bắc, có niên đại từ kỷ Phấn trắng. Các đoạn này kéo dài từ dãy Tam Đảo về phía Đông Nam quanh Sóc Sơn
Các ngọn đồi khác có thể được tìm thấy ở dạng núi đá vôi ở phía Tây xung quanh Ba Vì và Hòa Bình.
Trước kỷ Neogen, khoảng 20 triệu năm trước, khu vực này từng là vùng cao nguyên. Sau đó, với sự hình thành của lưu vực sông Hồng, cấu trúc lòng máng của Hà Nội được hình thành theo cơ chế bồi tụ dẫn đến bồi lắng sâu 6-8 km.
Nhìn chung, địa hình của Hà Nội rất đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng.
Các cung đường phổ biến nhất của Hà Nội là đi theo hướng bắc và tây bắc hướng đến Sóc Sơn và Thái Nguyên, cũng như đi về hướng tây dọc theo sông Hồng về hướng Sơn Tây.
Có vô số câu lạc bộ đạp xe ở Hà Nội, Đáng chú ý nhất trong số đó là:
T2 Cycling Open và Hanoi Cyclists.
T2 Cycling Open
T2 Cycling Open
T2 Open là nhóm đạp xe cho tất cả mọi người - bất kỳ ai cũng có thể tham gia trang Facebook của họ và lịch trình đi xe của họ rất đơn giản:
Thứ 3 / Thứ 5: Cung đường sân bay 32 km
Chủ nhật: Cuộc đua mở rộng 45 km (VKL)
Mặc dù một số thành viên của câu lạc bộ T2 đi xe đạp mỗi ngày không ngừng nghỉ, nhưng các ngày Thứ Ba, Thứ Năm và Chủ Nhật là thời điểm có nhiều hoạt động nhất do có khoảng hơn 100 người đi xe đạp xuất hiện.
Thời gian thay đổi từ các tháng mùa hè sang mùa đông và tốt nhất là bạn nên xác nhận với các thành viên trên trang Facebook nếu bạn có ý định tham gia.
Các cuộc đua mở rộng rất phấn khích, nhưng như với bất kỳ cuộc đua nào, yếu tố rủi ro tăng lên gấp bội và các vụ va chạm không phải là chuyện hiếm khi xảy ra.
Tam Đảo hiện ra lúc rạng đông nhìn từ cầu Nhật Tân. 5:30 sáng mùa hè / 6:00 sáng mùa đông
Một buổi tập hợp thường xuyên của những người đua xe đạp đáng chú ý nhất của Hà Nội trước giờ T2 bắt đầu.
Tốc độ trung bình của các tay đua là khoảng 30 km/ giờ và có thể vượt quá 45 km / giờ. Và việc cố gắng vượt lên phía trước cũng tiềm ẩn những rủi ro. Thường an toàn nhất là ở phía trước (dẫn đoàn).
Nước rút cuối cùng trên cầu luôn trở nên căng thẳng.
Cung đường T2 rất đơn giản, ngoại trừ việc nó được đặt theo tên của Nhà ga số 2 của sân bay Nội Bài, nơi mà các cua rơ thậm chí không đi qua.
Nó được tính bằng điểm bắt đầu từ cây cột đầu tiên của cầu Nhật Tân và hướng băng qua cầu về phía sân bay Nội Bài.
Ngay khi xuống cầu, tốc độ được giữ nguyên trên 40km / giờ cho đến khi các cua rơ hoàn thành chặng lượt đi và quay hướng trở về nội thành Hà Nội, và kết thúc tại đúng điểm xuất phát ban đầu.
Sundays are the day for the VKL, which is usually slightly longer than the T2 loops but is even more adrenaline-packed as there is a podium ceremony afterward before the Pho refueling.
Hanoi Cyclists
Hanoi Cyclists là một nhóm mở với mục đích đạp xe hành trình hơn là những cuộc đua gay cấn (tất nhiên tốc độ vẫn được ưu tiên hàng đầu). Bạn có thể gửi yêu cầu tham gia nhóm trên Whatsapp group hoặc yêu cầu hỗ trợ từ Ridebikes.cc.
Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy một người có thể lực và tốc độ tương đương với mình trong nhóm này.
ĐẠP XE TRÊN ĐƯỜNG SÂN BAY
Đi trên đường cao tốc không có quá nhiều xe máy dao động có thể rất khiến bạn an tâm hơn.
Hãy coi chừng:
Ô tô đang đỗ - luôn duy trì khoảng cách 1 m để tránh những cánh cửa ô tô mở ra bất ngờ.
Mảnh sắc nhọn - Có thể tránh được các vết thủng săm nếu như bạn lưu tâm.
Các mảnh vụn - gạch và những thứ khác có thể được xếp thành đống trên khắp cung đường đi.
Các quy định dân sự thực tế về những điều này còn khá mù mờ.
Tuy nhiên, các quy tắc bất thành văn rất rõ ràng.
Nếu bạn đang lướt trên 35km/giờ, hãy bám vào đường cao tốc và để ý những chiếc xe đang đỗ bên lề.
Nếu bạn đang di chuyển dưới 35km/giờ, hãy bám vào làn đường chung và để ý xe gắn máy, người đi bộ và xe tải.
Đối với các chuyến đi trên 40 km cũng như các chuyến đi theo nhóm, làn đường chung luôn là sự lựa chọn tốt hơn.
Đường sân bay chỉ là lối ra / vào Hà Nội. Niềm vui chỉ thực sự bắt đầu khi đường cao tốc kết thúc..
Một số địa điểm đạp xe phổ biến nhất quanh Hà Nội.
Tất cả các địa điểm đều được tính toán giữa điểm bắt đầu và điểm kết thúc nằm quanh mũi phía bắc của Tây Hồ.
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để có tệp .gpx cho bất kỳ chuyến đi nào trong số này và chúng tôi sẽ sẵn lòng cung cấp chúng.
Chân núi Sóc Sơn
Khoảng cách: 50kms
Độ cao: 130m
Một chuyến đi tuyệt vời cho những người mới bắt đầu đi xe đạp để có được cảm giác như đang đi trong rừng.
Trải nghiệm một vòng quanh sân bay bao gồm cả chiều đi và về băng qua con đường bao quanh bìa rừng Sóc Sơn.
Chuyến xe này sẽ đưa bạn đi dọc Hồ Đồng Quan xinh đẹp.
Sân Golf Sóc Sơn
Khoảng cách: 65 km
Độ cao: 227m
Cung đường đi qua sân gôn dường như có tất cả mọi thứ và là một trong những cung đường yêu thích nhất của chúng tôi để có một hành trình tuyệt vời trong thời gian ngắn. Chuyến đi sẽ đưa bạn qua những chân núi trập trùng của rừng Sóc Sơn và xung quanh Câu lạc bộ gôn Hà Nội và sau đó là một đường băng thẳng dài mượt mà nếu bạn đi ngược chiều kim đồng hồ.
Hồ Đại Lải
Khoảng cách: 88kms
Độ cao: 320m
Một trong những chuyến đi tuyệt vời nhất ở Hà Nội (trong khoảng 3 giờ) mà chúng tôi phải đề xuất.
Với nhiều lựa chọn về các tuyến đường hướng đến hồ, chuyến đi này trở thành sự lựa chọn thường xuyên của nhiều người đi xe đạp.
Vòng quanh hồ giống như bạn đang đi trên một đường ray tàu lượn ngoạn mục với chiều dài 12,8 km. Do đó, một vòng Đại Lải dài 88 km có thể dễ dàng biến thành một chuyến đi 100km với 2 vòng quanh hồ trước khi quay trở lại.
Đèo Nhe
Khoảng cách: 120kms
Độ cao: 411m
Đèo Nhe là một vùng quê đẹp với một số đồi cao khi bạn lướt qua các thung lũng của Sóc Sơn và những cánh đồng lúa.
Du ngoạn sông Hồng hay còn gọi là Baby Dragon Ride.
Khoảng cách: 48kms
Độ cao: 33m
Có lẽ là chuyến đi bằng phẳng nhất quanh Hà Nội. Chỉ ở độ cao 33m. Đây là một địa điểm yêu thích cho các cá nhân muốn phục hồi khi bạn dạo quanh dọc theo sông Hồng đẹp như tranh vẽ và sau đó đi đến Vườn hồng trở về Hà Nội.
Hồ Suối Hai (Đồng Mô) hay còn gọi là Dragon Ride
Khoảng cách: 108kms
Độ cao: 180m
Nếu Hồ Đại Lải trở nên nhàm chán, thì Hồ Suối Hai / Đồng Mô là một điểm thú vị khác cho các giác quan.
Men theo bờ sông Hồng và quay trở lại Hà Nội qua đường cao tốc và các khu Vườn hồng.
Tour Ba Vì
Khoảng cách: 160km
Độ cao: 924m
Một đoạn đường dài khoảng 160km đầy hào hứng, chuyến đi này không leo lên Ba Vì, mà đi vòng quanh ngọn núi và cho chúng ta cái nhìn về những ngọn đồi nằm ở phía Tây sông Đà cùng với quang cảnh ngoạn mục và những con đường tuyệt đẹp. Mặc dù độ cao ngang mực nước biển, những người đam mê leo núi tại Hà Nội
vẫn có 3 ngọn đồi để thử sức:
Leo núi 1000m, leo núi 800m và leo núi 250m trong bán kính chỉ 60km.
BA VI (HC)
Dãy núi Ba Vì là dãy núi đá vôi,
Dãy núi Ba Vì (dịch ra là ba đỉnh) được gọi là "chúa sơn lâm" trong tâm thức người Việt mặc dù nó không phải là dãy núi cao nhất Việt Nam.
Ba Vì nhìn từ Suối Hai.
Dãy núi chạy dài theo hướng đông nam và tây nam với đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao 1.227 m và đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131 m.
Đường lên Ba Vì dài và gian khổ, nhưng vinh quang trong suốt chặng đường.
Ba Vì là Vườn quốc gia nên có phí vào cửa.
Bạn nên mang theo một ít tiền lẻ vì phí vào cửa cùng với một chiếc xe đạp là khoảng 70.000 VND / 3 $.
Sau khi thanh toán phí, bạn được phép vào công viên và có thể bắt đầu leo núi.
Chặng đường 12km bắt đầu ở mức độ rất vừa phải và lên dần cho đến khi kết thúc tại KM 5 tại khu du lịch Ba Vì cũ.
Sau đó, chuyến leo núi bắt đầu dốc hơn cho đến Khu cắm trại của Pháp Cổ ở khoảng KM 8.
4 KM cuối cùng là đoạn đường đẹp nhất với khung cảnh tuyệt vời với những đoạn dốc đến khó thở của chặng đường leo núi.
Leo lên đến đỉnh điểm tại bãi đậu xe, từ đó mọi người có thể đi hơn 13.000 bậc thang lên đến các ngôi chùa hoặc quyết định quay xuống với sự hỗ trợ của trọng lực.
Điều quan trọng nhất là phải luôn luôn quan sát bên đường của bạn cũng như coi chừng dòng xe cộ đang chạy tới là một mối đe dọa thường trực trong khi đổ đèo Ba Vì.
Ở chân phía Tây của dãy Ba Vì là sông Đà, còn ở chân phía Đông là hồ nhân tạo Suối Hai, để du ngoạn xung quanh cung đường Dragon Ride. Hồ Đồng Mô cũng xuất hiện trên Google Maps.
Dãy núi Ba Vì được bao phủ bởi rừng nguyên sinh. Rừng Quốc Gia Ba Vì là khu rừng nguyên sinh vô cùng đa dạng sinh học.
An articulately penned article on BaVi, by Nick Pilgrim (currently 8th on the Strava leaderboard for the BaVi climb and Hanoi Cycling OG)
can be accessed on VELO VIETNAM.
Vùng núi Hoà Bình bên kia sông Đà.
TAM DAO (HC)
Địa hình của Vườn Quốc gia Tam Đảo rất phức tạp.
Các rặng núi bị chia cắt sâu bởi các thung lũng hẹp.
Các dãy núi Tam Đảo kéo dài hơn 80 km nhưng bề rộng của chúng chưa đến 20 km. Các đỉnh cao nhất của dãy là Thạch Bàn, Thiên Trị, Phù Nghĩa, có độ cao từ 1300 - 1400 m nhưng đoạn leo kết thúc ở độ cao 900m mặc dù có một số đoạn đường cho phép bạn leo lên đến 1.002m so với mực nước biển.
Đường lên Tam Đảo với thị trấn du lịch ẩn mình trên đỉnh.
Khi đã lên đến đỉnh Tam Đảo, bạn sẽ thấy một khung cảnh khá mãn nhãn. (Có thể nhìn thấy Ba Vì ở phía xa trong bức ảnh trên).
Đường lên Tam Đảo rất khác với Ba Vì vì nó được khắc họa với một thị trấn nhỏ nhưng nhộn nhịp nằm trên đỉnh đồi này. Khởi đầu êm dịu, Tam Đảo dốc hơn ở các đoạn giữa với mức tối đa đạt 14%.
Với lượng xe cộ đông đúc hơn Ba Vì, bao gồm cả xe tải chở hàng vào thị trấn và hàng nghìn khách sạn, bạn chắc hẳn phải rất thận trọng khi đổ đèo Tam Đảo.
Giong (Cat 3)
2.42km 240m 9.9% avg
Cung đường: Học Viện Phật Giáo
Được mệnh danh là "Bữa sáng ngon nhất trong thị trấn",
Đường đi đến Gióng chỉ 30km và cung đường leo dốc dài 2,4km.
Dễ dàng phải không?
Với độ dốc trung bình là 9,9% và độ dốc tối đa là 18%, Gióng không chỉ là một "ngọn đồi" nhỏ.
Là ngọn đồi đầu tiên trong dãy kéo dài về phía Tây Bắc, Gióng là nơi tập luyện lý tưởng cho bất kỳ ai muốn thực hành leo núi.
Đường xuống cũng rất nguy hiểm với những khúc cua cực gắt và ngoằn nghèo và có thể rất trơn trượt.
Một số đoạn đường cho phép bạn đạt tốc độ trên 90km / giờ nếu bạn không muốn sử dụng phanh, nhưng một lần nữa, vì cung đường được mở cho tất cả mọi người, nên luôn phải hết sức thận trọng.
Bất cứ ai leo lên Gióng lần đầu tiên đều hơi ngạc nhiên bởi độ dốc tăng nhanh từ 0-14% ngay từ đầu trên "Wattage Bazooka" và sau đó tiếp tục tăng lên một cách khá “ngộp thở”.
Cùng với nhau, ba ngọn đồi này được gọi là "Trinity", tức là một chuyến đi 240 km với độ cao 2.800m, nếu bạn thích nó.
The trinity.
“Chỉ trong khoảng 30 phút, tôi có thể thấy mình đang được đạp xe trong rừng. Chỉ khi đó tôi mới cảm thấy vui vì được sống ở Hà Nội.
Tôi có thể đi xe đạp xuyên rừng, hăm hở khi leo đồi, la hét khi xuống dốc và trở về nhà kịp giờ tách cà phê sáng, sẵn sàng một ngày mới.”
Một số Tips khi đạp xe:
- KHÔNG BAO GIỜ đi xe mà không đội mũ bảo hiểm và hãy chắc chắn rằng nó đã được thắt chặt trước khi bạn xuất phát.
- Kiểm tra độ căng của lốp trước khi bạn bắt đầu.
- Luôn mang theo 1 chiếc bơm mini / co2 (hoặc cả hai), Săm dự phòng phù hợp với lốp và vành xe của bạn. (vâng, ngay cả khi bạn chạy xe không săm), Multi-Tool với tất cả các công cụ thiết yếu, Chain Quick Links.
- Luôn mang theo 1 chút tiền cũng như giấy tờ tùy thân có Thông tin liên lạc khẩn cấp.
- Luôn luôn đi xe với đèn nháy phía sau và thêm đèn pha cho buổi sáng sớm / buổi tối. Không phải tất cả các đường phố đều được chiếu sáng trong bóng tối.
- Đừng bao giờ mong đợi người đi bộ giảm tốc độ cho bạn.
- Nếu ai đó đang cố gắng băng qua đường bằng cách đi bộ hoặc đi trên xe, hãy giảm tốc độ và để họ đi trước.
Sự kiên nhẫn cứu sống những người xung quanh đây.
- Luôn cảnh giác và đề phòng các mối nguy hiểm cho những người đi xe đạp đồng hành.
- Tuân thủ luật lệ giao thông, ngay cả khi những người khác không.
- Luôn sử dụng Thiết bị kết nối/ Đồng hồ đạp xe có tính năng phát hiện sự cố và thông báo khẩn cấp đến người trong danh bạ của bạn. Nó cũng quan trọng giống như mũ bảo hiểm của bạn vậy.
Phía trên những đám mây ở Ba Vì..
Đường xuống dốc Gióng.
Du ngoạn Sông Hồng khi mặt trời mọc với Tam Đảo phía chân trời (bên phải).
Một cựu vận động viên đua xe đạp Hà Nội, Andy Parkinson, và chiếc xe Seven Axiom SL tuyệt đẹp của anh ấy trên hồ Đồng Quan và đồi Sóc Sơn.
Tam Đảo được bao phủ trong một vài đám mây bên ngoài Hồ Đại Lải.
Đúng, AQI có thể ảm đạm vào một số ngày nhất định và giao thông có thể "đôi khi" gây lo lắng, nhưng đi xe đạp ở bất cứ đâu trên thế giới không phải là không có nguy cơ của nó.
Điều quan trọng là người đạp xe cần hết sức thận trọng khi đạp xe ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Hà Nội và vùng phụ cận không có nhiều đường "cao tốc" cho phép người đi xe đạp và cũng có rất ít những cơn thịnh nộ trên đường. Những người lái xe ở đây không có bất kỳ sự khó chịu nào đối với chúng tôi và bạn có thể đạp xe với cảm giác an toàn bất cứ lúc nào trong ngày, ngay cả ở những nơi hẻo lánh.
Đi xe đạp trong và xung quanh Hà Nội có nhiều ưu và nhược điểm, nhưng chúng ta đều có thể đồng ý rằng về mặt địa lý, Hà Nội thật lý tưởng cho việc đạp xe.
Chúng tôi mong muốn nhận được chia sẻ của bạn về những trải nghiệm đạp xe tại nơi đây.
Bạn muốn đạp cùng chúng tôi?
Tham gia câu lạc bộ ridebikes.cc trên Strava.
Bạn muốn biết thêm về đạp xe ở Hà Nội.
Hãy email cho chúng tôi nhé.
Hẹn gặp bạn trên đường!
Comments